CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ VÀ THƯƠNG MẠI HGO VIỆT NAM

Cách trị thói quen đòi đồ chơi yêu thích của trẻ

11/10/23
Cách trị thói quen đòi đồ chơi yêu thích của trẻ

Ngay từ khi mới lên 2 các bé đã có thể nhận thức được rằng bố mẹ thường không muốn nghe tiếng khóc của mình, tỏ ra “sợ” tiếng khóc ấy nên bé có suy nghĩ rằng cứ mè nheo, khóc lóc là sẽ được bố mẹ chiều theo mọi ý muốn. Để “trị” thói quen xấu này của con bố mẹ hãy áp dụng ngay những tuyệt chiêu dưới đây.

 

1.Phớt lờ những đòi hỏi của con .

 

Đây được coi là cách tốt nhất để giải quyết những đòi hỏi thái quá, sách nhiễu của con trẻ. Bố mẹ hãy bình tĩnh và giải thích cho con hiểu lý do vì sao bố mẹ không đồng ý đòi hỏi của con và sau đó thì đừng quan tâm đến bất kỳ thái độ chèo kéo nào khác của con.

 

Hãy phớt lờ con bằng cách không nhìn, không nói chuyện với con cho đến khi con đề cập đến chủ đề khác nhé. Đây là phương pháp thực sự hiệu quả nếu bố mẹ đủ tỉnh táo cho đến khi con không tiếp tục đòi hỏi hay vòi vĩnh những món đồ chơi trẻ em an toàn khác nữa.

 

2. Để bé nhận ra mình đã hạnh phúc .

 

Không phải bố mẹ nào cũng đủ điều kiện kinh tế để lo cho con cái có cuộc sống sung túc và đầy đủ nhất được, ngoài xã hội kia còn có rất nhiều những cậu bé, cô bé có hoàn cảnh gia đình khó khăn và không được như con bạn. Vì thế, bạn có thể tâm sự với bé về câu chuyện của những đứa trẻ này để bé thấy mình đã hạnh phúc như thế nào. Khi bắt gặp các chương trình truyền hình về gia đình nghèo vượt khó hay khi gặp những cô cậu bé bán vé số hãy nhắc cho bé nghe lại câu chuyện này vừa để bé thấy mình hạnh phúc cũng vừa là để dạy con có tấm lòng nhân ái và biết chia sẻ khó khăn với những đứa trẻ đó bằng cách quyên góp đồ chơi, quần áo hay sách vở.

 

3. Cho bé chọn lựa .

 

Giải pháp thứ 3 này đưa ra một gợi ý đó là hãy để bé chọn lựa nếu bé cứ vòi vĩnh không ngừng. Bố mẹ đưa ra vài giải pháp khác nhau như “nếu mua đồ chơi câu cá nhựa này thì tạm thời con không được mua quần áo mới”, có như vậy bé sẽ lựa chọn điều mà bé thích và chấm dứt việc vòi vĩnh lại.

4. Không nên nói dối con .

 

Có không ít bố mẹ khi gặp phải tình huống con đòi mua thứ gì đó sẽ nói dối con rằng “ bố mẹ hết tiền rồi” điều này là không nên. Nếu thực sự bố mẹ đã hết tiền thì bé có thể thông cảm và không vòi vĩnh nữa nhưng nếu chỉ nói cho qua chuyện nhưng lại để bé thấy trong ví bạn vẫn còn tiền thì chúng sẽ đòi bố mẹ mua cho bằng được. Thay vào đó, bố mẹ nên tâm sự thẳng thắn với con rằng số tiền này bạn cần chi tiêu cho những việc gì, cần phải mua những gì và những điều này là thực sự cần thiết. Hãy nói với con số tiền để mua đồ chơi cho con trong tháng đã hết rồi. Khi đã nhận thức được sự đúng sai thì bé sẽ không vòi vĩnh bạn thêm nữa.

 

5. Để trẻ một mình khi ăn vạ.

 

Nếu bé ăn vạ đòi mua đồ chơi mới bằng được dù bạn đã cố dỗ dành bé đủ kiểu thì có thể áp dụng mẹo này. Bạn để bé khóc một lát, có thể con sẽ khóc to hơn nhằm thu hút sự chú ý của cha mẹ và làm bạn lúng túng đặc biệt là khi còn có người khác ở đó. Bạn cần kiên quyết không xót mà sinh ra chiều con. Thay vì vậy, hãy cho con biết rằng nếu con tiếp tục không nghe lời thì bạn sẽ bỏ đi, chú ý vừa giả vờ bỏ đi nhưng vẫn quan sát bé. Khi bé biết rằng dù có khóc thế nào cũng vô ích thì bé sẽ nín khóc ngay thôi và bạn cũng sẽ không còn mệt mỏi vì bé nữa.

 

6. Đôi khi đồng ý với con .

 

Vẫn biết rằng bố mẹ cần nghiêm khắc với con khi con cứ đòi hỏi liên tục những món đồ chơi mới là cần thiết. Thế nhưng bố mẹ cũng đừng đê câu nói “không” thành câu cửa miệng mỗi lần bé đòi hỏi mà hãy cân nhắc xem những đòi hỏi đó của con có hợp lý không, cần thiết hay không. Thay vì ngay lập tức nói không, bạn hãy trả lời bé rằng mình cần suy nghĩ thêm và đưa ra câu trả lời hợp lý nhất. Đôi khi việc vòi vĩnh đồ chơi của bé cũng đến từ những nguyên nhân khách quan nào đó, đừng để bé nghĩ rằng bố mẹ thì lúc nào cũng khắt khe và khó khăn với con.

 

Xem thêm tại:Cách nhận biết màu sắc cho trẻ nhanh nhất

Cách trị thói quen đòi đồ chơi yêu thích của trẻ

Tin mới nhất

Cách trị thói quen đòi đồ chơi yêu thích của trẻ